Chiều cao có bị lùn đi theo thời gian không?

“Chiều cao có bị lùn đi không?” là câu hỏi được tìm kiếm nhiều trên google trong khoảng thời gian gần đây. Theo bạn, chiều cao của cơ thể chúng ta có lùn đi được hay không? Nguyên nhân nào có thể dẫn đến điều này và mức giảm chiều cao nếu lùn đi là bao nhiêu? Cùng Kết nối yêu thương tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Chiều cao bị lùn đi có thật hay không?
Chiều cao bị lùn đi có thật hay không? Tại sao điều này lại xảy ra?

Từ lúc mới sinh đến khoảng 20 – 22 tuổi, xương của chúng ta phát triển liên tục về chiều dài và độ săn chắc. Từ năm 30 – 40 tuổi, xương bước vào giai đoạn ổn định. Từ tuổi 40 trở đi, quá trình lão hóa bắt đầu, hầu như các cơ quan trên cơ thể đều bắt đầu “xuống cấp”. Liệu đây có phải là thời điểm chiều cao bị lùn đi?

Chiều cao có bị lùn đi theo thời gian thật không?

Các nhà khoa học đã nhận định: Chiều cao có thể bị lùn đi theo thời gian! Quá trình này có thể diễn ra khi giai đoạn trung niên/giai đoạn lão hóa bắt đầu (khoảng 35 – 40 tuổi). Nữ giới có tỷ lệ mất chiều cao cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh những thông tin này là chính xác.

Tới đây, có thể bạn sẽ thắc mắc, tại sao chiều cao có thể bị lùn đi trong giai đoạn trung niên hoặc khi có tuổi. Để chúng tôi giải thích rõ hơn cho bạn hiểu nhé.

Xương của chúng ta được hình thành thông qua quá trình sinh xương và hủy xương, diễn ra song song. Tuy nhiên, tùy thuộc từng thời điểm, hai quá trình này có thể cân bằng hoặc chênh lệch nhau. Chẳng hạn:

  • Giai đoạn xương phát triển, quá trình sinh xương diễn ra mạnh mẽ hơn.
  • Giai đoạn xương ổn định, quá trình sinh xương và hủy xương ở mức cân bằng.
  • Giai đoạn lão hóa, quá trình sinh xương diễn ra chậm hơn quá trình hủy xương.

Mọi người thường bắt đầu giảm chiều cao vào khoảng 30 tuổi (đôi khi là 40 tuổi). Cứ sau mười năm, con người mất đi gần một cm. Do đó, chúng ta có thể mất đi khoảng từ 2.5 đến 7.5 cm chiều cao khi chúng ta già đi.

Chiều cao bị lùn đi theo thời gian bao nhiêu?

Sự giảm chiều cao này cũng tăng nhanh theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, chiều cao càng giảm nhanh. Theo các nghiên cứu, chiều cao của nữ giảm nhanh hơn với nam giới. Quá trình giảm chiều cao tích lũy từ độ tuổi 30 đến 70.

Đối với nam

Nam giới có thể giảm khoảng 3cm ở tuổi 70. Từ sau độ tuổi này, mức chiều cao bị lùn đi có thể tăng thêm 5cm. Theo nghiên cứu, chiều cao bị lùn đi theo thời gian không hẳn là điều tốt. Trong một số trường hợp, nó đi kèm với tình trạng bệnh tật.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Anh, những người đàn ông bị hơn 2.5cm chiều cao trong vòng 20 năm, có nguy cơ chết sớm hơn so với nhóm còn lại. Trong khi đó, những người sống sót có thể đối mặt với các bệnh lý về tim.

Giảm chiều cao tuổi già.
Nam giới tuổi 70 có thể giảm 3cm chiều cao, tuổi 80 giảm 5cm. Trong khi đó, nữ giới tuổi 70 giảm 5cm và 80 tuổi giảm 8cm.

Đối với nữ

Chiều cao của nữ giới có thể mất đi 5cm ở tuổi 70. Tuy nhiên ở tuổi 80, giá trị này thay đổi thành 8cm. Một thắc mắc được đặt ra rằng, tại sao mức giảm chiều cao của phụ nữ lại tăng gấp đôi so với đàn ông?

Điều này là bởi, cấu trúc bộ xương của nữ thường nhỏ, nhẹ hơn. Vùng xương tại các điểm gắn cơ cũng không phát triển như ở nam giới. Hơn nữa, trong quá trình sinh đẻ, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thay đổi. Điều này cũng ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương. Chính vì thế mà quá trình mất xương và mất chiều cao của nữ cũng diễn ra rất mạnh mẽ.

Nguyên nhân chiều cao bị giảm theo thời gian

Có nhiều nguyên nhân khiến chiều cao bị giảm theo thời gian. Nhiều căn bệnh về xương khớp trong quá trình lão hóa có thể đẩy nhanh quá trình giảm chiều cao. Điều đáng chú ý nhất là, những thói quen trong lối sống của chúng ta có ảnh hưởng trực tiếp đến chúng.

Loãng xương, thoái hóa đĩa đệm, mất cơ, tư thế kém,… là những nguyên nhân chính khiến chiều cao bị giảm theo thời gian. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn từng nguyên nhân nhé.

Loãng xương gây giảm chiều cao

Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao bị giảm theo thời gian. Loãng xương khiến xương mỏng đi, trở nên xốp và dễ gãy hơn. Loãng xương có liên quan đến hàng loạt các bệnh lý về xương khớp:

  • Gãy xương sống (còn gọi là gãy xương nén) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các biến dạng cột sống như gù lưng, cong vẹo cột sống.
  • Những thay đổi bất thường trong tư thế.

Theo TS BS. Gbolahan Okubadejo, loãng xương là một tình trạng nghiêm trọng khiến cơ thể mất quá nhiều xương, tạo ra quá ít xương hoặc cả hai. Khi loãng xương ảnh hưởng đến cột sống, nó sẽ gây ra tình trạng gù hoặc khom lưng, giảm chiều cao và hạn chế khả năng vận động. Chỉ cần những va chạm nhỏ cũng có thể khiến xương bị gãy và tạo những cơn đau vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây giảm chiều cao ở người trưởng thành
Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây giảm chiều cao ở người trưởng thành.

Thoái hóa đĩa đệm hoặc khô đĩa đệm cột sống

Các đĩa đệm giống như những chiếc gối nhỏ, bảo vệ các đốt sống. Theo thời gian, chất lỏng dạng gel sẽ cạn kiệt, khiến các đĩa đệm đốt sống trở nên mỏng hơn. Khi này, các khoảng cách giữa các đốt sống cũng bị thu hẹp, dẫn đến việc giảm chiều cao. Ngoài ra, việc mất chất lỏng ở các đĩa đệm cũng khiến lưng của chúng ta cứng hơn.

Mất cơ khiến tư thế kém gây giảm chiều cao

Cơ thể mất đi khối lượng cơ nạc theo tuổi tác, có thể do teo cơ hoặc mất mô cơ. Các sợi cơ co lại và được thay thế với tốc độ chậm hơn. Trong khi đó, các cơ cốt lõi lại có nhiệm vụ giữ cho chúng ta đứng thẳng ở tư thế thích hợp. Chính vì vậy, khi quá trình mất cơ diễn ra, bạn sẽ bắt đầu khom người về phía trước, khiến chiều cao giảm đi.

Một số yếu tố nguy cơ khiến chiều cao bị lùn đi

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, vẫn còn một loạt các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng chiều cao bị giảm theo thời gian. Một số có thể kiểm soát được và một số thì không.

  • Ngồi một chỗ quá lâu: Theo nghiên cứu, những người ngồi quá lâu có nguy cơ giảm đáng kể chiều cao. Bên cạnh đó, thói quen này có thể đi kèm hàng loạt các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn đau lưng trên, đau hông,…
  • Giới tính nữ (đặc biệt là giai đoạn sau mãn kinh): Tất cả phụ nữ đều có thể bị loãng xương, làm tăng nguy cơ mất chiều cao. Trong đó, những phụ nữ có vóc dáng gầy, thấp hoặc gia đình có tiền sử loãng xương được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Sự sụt giảm estrogen trong và sau thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Yếu tố rủi ro này có thể thay đổi được. Bởi lẽ, hoạt động thể chất ở mọi lứa tuổi có liên quan đến mật độ xương cao hơn và giảm tỷ lệ mất xương ở người lớn tuổi.
  • Béo phì (đặc biệt là vùng bụng): Khối lượng cơ thể lớn có thể gây chèn ép các đĩa đệm. Không chỉ gây giảm chiều cao mà còn là các yếu tố nguy cơ cho tình trạng sức khỏe.
  • Sử dụng Corticosteroid đường uống: Sử dụng corticosteroid đường uống kéo dài có thể gây mỏng xương và gãy xương.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm vừa gây đau nhức xương khớp vừa gây hạn chế trong việc thực hiện tư thế đúng. Cả hai điều này đều có ảnh hưởng đến tình trạng giảm chiều cao.

Cách hạn chế chiều cao bị lùn theo thời gian

Đối với những người lớn tuổi, thật buồn là không có bất kỳ cách nào khác để khôi phục chiều cao đã bị mất. Ngược lại, nếu bạn còn trẻ, bạn có nhiều cơ hội để hạn chế chiều cao bị lùn theo thời gian. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh với những thói quen khoa học sau đây:

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một trong những thói quen giúp bạn ngăn ngừa tình trạng giảm chiều cao theo thời gian. Ngoài ra, nó cũng góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ loãng xương và nhiều bệnh lý khác.

Tập luyện thể thao có tác dụng xây dựng xương khỏe mạnh, giữ cho xương không bị suy giảm. Tập luyện cũng giúp xây dựng sức mạnh cơ cốt lõi, góp phần duy trì tư thế khỏe mạnh, không chỉ giữ cho cột sống được khỏe mạnh mà còn giúp tránh mất cơ.

Bơi lội, chạy bộ, đạp xe, yoga, stretching,… là những bài vận động lý tưởng để tăng cường sự khỏe khoắn của xương khớp. Dành khoảng 30 – 45 phút chơi thể thao mỗi ngày sẽ giúp bạn có một hệ xương chắc khỏe hơn đấy.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể, giữ cơ bắp không bị suy giảm cũng như xương chắc khỏe hơn. Vậy chế độ ăn uống như thế nào được xem là lành mạnh và an toàn?

Chế độ ăn nên bao gồm 5 – 9 phần là rau củ và trái cây, chất béo lành mạnh (có trong những loại cá). Tăng cường các thực phẩm giàu protein, chất xơ, canxi và các dưỡng chất có lợi cho xương như vitamin D, vitamin K, magie, kẽm,… Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp tránh loãng xương, giảm tiểu đường.

Hạn chế đường, đặc biệt là đồ uống có đường, chẳng hạn nước ngọt, soda. Ngay cả soda ăn kiêng cũng có thể mang lại tác động tiêu cực. Rượu cũng không phải là thức uống lý tưởng vì nó có thể làm giảm lượng canxi cũng như tăng tốc độ mất xương.

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, duy trì tư thế thích hợp, khám sức khỏe thường xuyên là những điều cần thiết để hạn chế chiều cao bị lùn đi.
Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, duy trì tư thế thích hợp, khám sức khỏe thường xuyên là những điều cần thiết để hạn chế chiều cao bị lùn đi.

Link đặt mua sữa bột tăng chiều cao NuBest Tall

Duy trì tư thế thích hợp

Tư thế thích hợp không chỉ là ngồi thẳng hoặc giữ cho cột sống và cổ ở tư thế thẳng, bạn cũng cần có tư thế thích hợp trong mọi hoạt động. Hãy thường xuyên chú ý đến cách đi, đứng, ngồi và đặc biệt là khi nâng hoặc mang vác vật gì đó.

Những bài tập kéo giãn cơ thể từ bộ môn yoga hoặc stretching, bơi lội,… có thể giúp bạn cải thiện được tư thế cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ tới các dụng cụ hỗ trợ như đai nịt lưng, khung định hình, đai ngồi viết,…

Kiểm tra mật độ xương thường xuyên

Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính khiến chiều cao bị lùn đi. Trong khi đó, bệnh lý xương khớp này mang tính chất “thầm lặng”. Nhiều trường hợp chỉ khi gãy xương mới biết bản thân đã bị loãng xương. Do đó, việc kiểm tra mật độ xương thường xuyên là điều cần thiết để có một hệ xương khỏe mạnh, hạn chế tình trạng giảm chiều cao và các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Quay trở lại câu hỏi đầu bài viết, chiều cao của chúng ta có thể bị lùn đi, nhưng không phải tất cả mọi người đều mắc phải tình trạng này. Giảm chiều cao có thể bắt nguồn từ tình trạng lão hóa tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp. Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh là cách tối ưu để giữ cho xương khớp luôn khỏe mạnh.

Chuyên gia Đinh Thị Hồng Hà.

sua-nubest-tall-6-trong-1

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    icon-tuvan
    TƯ VẤN
    TĂNG CHIỀU CAO