Một số căn bệnh gây cản trở quá trình tăng chiều cao

Nếu mắc phải một trong các bệnh lý đặc biệt, chiều cao của trẻ có thể phát triển hạn chế hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy, đâu là những căn bệnh cản trở quá trình tăng chiều cao? Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây của Ketnoiyeuthuong nhé.

Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống là những yếu tố tác động đến quá trình phát triển chiều cao tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý của cơ thể cũng ảnh hưởng khá lớn đến sự tăng trưởng chiều cao, thậm chí có thể khiến chúng ta bị thấp bé hơn rất nhiều so với chuẩn. Đây có thể là các bệnh lý di truyền hoặc phát sinh do cách chăm sóc sức khỏe không khoa học.

Béo phì căn bệnh cản trở quá trình tăng chiều cao hàng đầu

Người có cân nặng vượt quá ngưỡng chuẩn từ 30% trở đi được xem là béo phì. Đây là căn bệnh gây cản trở sự phát triển chiều cao khá phổ biến hiện nay, nhất là ở trẻ em.

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là cơ sở để chẩn đoán béo phì. Công thức tính BMI: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

beo-phi-gay-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Đơn vị đo cân nặng là kg, đơn vị đo chiều cao là mét.

BMITình trạng cân nặng
Dưới 18,5Thiếu cân
18,5 – 24,9Bình thường
25,0 – 29,9Thừa cân
Trên 30Béo phì

Đời sống kinh tế ngày càng cao, bố mẹ cũng chú ý chăm chút bữa ăn cho con, không kiểm soát thói quen ăn uống khiến con phát triển cân nặng vượt chuẩn. Béo phì không chỉ làm trẻ tự ti mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ quả sức khỏe nghiêm trọng. Và chiều cao tăng trưởng kém là một trong số đó.

Khi bị thừa cân, béo phì trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu với việc vận động nên dễ hình thành thói quen lười vận động. Bên cạnh đó, khối lượng cơ thể lớn cũng gây áp lực cho xương, cản trở xương phát triển. Khi không may bị té ngã, tai nạn, mức độ tổn thương xương của trẻ bị béo phì cũng sẽ cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường do độ khoáng của xương thấp.

Trẻ béo phì cũng có xu hướng thích ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đường. Thói quen tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu Canxi của cơ thể. Tiếp diễn lâu dài, xương có thể bị thiếu Canxi, chiều cao phát triển hạn chế.

Bệnh béo phì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Di truyền, thói quen ăn uống, thói quen vận động, sinh hoạt chưa khoa học, bệnh lý.

Béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm: bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư, bệnh túi mật, vô sinh, viêm xương khớp. Cải thiện tình trạng thừa cân là điều cần thiết nếu các bạn muốn chiều cao tăng nhanh và lấy lại sự tự tin về ngoại hình.

Đau xương khướp cản trở quá trình tăng chiều cao

Đây là một chứng đau nhức xương khớp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cơn đau diễn ra tại khớp hoặc đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng, thường xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng đau nhức diễn ra vài ngày, sau đó tạm ngưng và tái diễn không xác định thời gian. Trẻ từ 3 – 5 tuổi và từ 8 – 12 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này.

dau-nhuc-xuong-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Nguyên nhân đau nhức xương do tăng trưởng đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bước đầu, giới y khoa cho rằng đây là phản ứng do các rối loạn thần kinh và cảm xúc gây ra, trẻ vận động thể lực quá mức…

Biểu hiện đau nhức xương tăng trưởng bao gồm:

  • Đau chân, nhức mỏi tay chân, đau bụng
  • Đau không rõ ràng, không tìm được vị trí đau chính xác
  • Cơn đau đến đột ngột, thường vào ban đêm
  • Đau nhức kèm với chuột rút, mỏi, tê cứng tay chân
  • Cơn đau giảm nhẹ khi được massage, xoa bóp

Dù được đánh giá là không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng đau xương tăng trưởng cũng gây ra vô số rắc rối. Chúng ta không biết các cơn đau sẽ ập đến lúc nào, diễn ra trong bao lâu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người ngại vận động, ít tập luyện thể thao. Hệ xương khớp không được kích thích, chiều cao sẽ phát triển hạn chế.

Vì nguyên nhân đau nhức xương tăng trưởng chưa được xác định cụ thể nên việc điều trị vẫn dừng lại ở kiểm soát vận động, bổ sung dinh dưỡng, xoa bóp. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn dậy thì để giảm tác động của bệnh, giúp chiều cao phát triển tối đa.

Viêm khớp vô căn vị thành niên

Viêm khớp vô căn vị thành niên (juvenile Idiopathic Arthritis – JIA) là bệnh lý viêm khớp khá phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh gây đau và viêm khớp ở bàn tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

JIA là bệnh tự miễn hoặc tự viêm. Hệ thống miễn dịch của trẻ vốn có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh lại bị nhầm lẫn, tấn công vào tế bào, mô cơ thể. Lúc này, cơ thể tiết ra nhiều hoạt chất gây viêm, tấn công lớp mô xung quanh khớp, làm khớp bị đau, sưng, cử động khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến  viêm khớp vô căn đến nay vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Một số suy đoán cho rằng bệnh lý này do vi khuẩn, virus đã một số gen nhất định, gây ra tình trạng viêm tại khớp.

viem-khop-gay-can-tro-qua-trinh-tang-chieu-cao

Triệu chứng của bệnh gồm: đau, cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, sưng khớp, cơ thể mệt mỏi, mắt khô, cơ thể phát ban, sốt cao, ăn không ngon miệng….

Bệnh viêm khớp vô căn ở vị thành niên được chia làm 5 loại:

Phân loạiMô tảTriệu chứngẢnh hưởng
Viêm xương khớpĐây là loại phổ biến nhất, 2/3 trẻ mắc viêm khớp vô căn vị thành niên thuộc loại này.Viêm ở 1 hoặc 2 đầu gối, có thể viêm mắt.Không để lại tổn thương nghiêm trọng đối với khớp nếu được phát hiện và khắc phục sớm
Viêm đa khớpLà loại phổ biến thứ 2, gây đau nhức nhiều khớp trong khoảng thời gian dài.Đau nhức, sưng ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá, hông, đầu gối, hàm, cổ.Đau nhức, sưng ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá, hông, đầu gối, hàm, cổ.

Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ

Có thể kéo dài dai dẳng đến khi trưởng thành nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm cột sống dính khớpXảy ra tại những nơi mà gân bám vào xươngThường gặp ở bàn chân và đầu gối.

Cứng khớp vào buổi sáng, đau nhức về đêm

Sốt, sụt cân, mệt mỏi, viêm mống mắt cấp tính..

Gây cứng cổ, lưng dưới, vận động khó khăn, điều trị mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí
Viêm khớp vẩy nếnĐau nhức xương khớp kèm theo triệu chứng ngoài da.Thường gặp ở ngón tay, ngón chân.

Khớp xương đau nhức, xuất hiện vảy ngoài da

Đau nhức khó chịu, vận động khó khăn, mất thẩm mỹ, có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khó điều trị dứt điểm.
Viêm khớp toàn thânChiếm khoảng 10-20% trẻ mắc JIA.Đau nhức tại tuyến cổ, dưới cánh tay, quanh háng.

Lá lách và gan to ra, bao tim bị viêm.

Sốt cao, phát ban.

Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn làm suy yếu chức năng của nội tạng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị sớm.

Biến dạng cột sống căn bệnh cản trở quả trình tăng chiều cao

Biến dạng cột sống là tình trạng hình dạng và cấu trúc cột sống có sự khác biệt so với bình thường. Cột sống bị uốn cong, vẹo, xương bả vai lệch nhau, hai bên hông không cân xứng.

Tình trạng cong cột sống thường gặp ở trẻ em từ 12-15 tuổi, vẹo cột sống thường gặp ở độ tuổi từ 10 – 18. Nữ giới thường có nguy cơ mắc cong vẹo cột sống nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, mang vác vật nặng không đúng cách, đi, ngồi, nằm sai tư thế….

Trẻ em đang tuổi đến trường có nguy cơ bị biến dạng cột sống cao do mang cặp sách quá nặng, mang 1 bên vai trong thời gian dài khiến cột sống phát triển cong vẹo, hai bên vai không có sự cân bằng.

bien-dang-cot-song-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Các kiểu biến dạng cột sống:

  • Cong cột sống
  • Cột sóng bị uốn cong quá mức tại các vị trí: Cổ, ngực, thắt lưng.
  • Cổ bị uốn cong, đầu ngả về phía trước, vai chùng xuống, độ cong thắt lưng giảm.
  • Ngực bị uốn công khiến cơ thể ngả về sau, lưng tròn, vai thấp, bụng nhô ra phía trước (gù)
  • Thắt lưng bị uốn cong về phía trước, bụng xệ, thân thân ngã về phía sau (ưỡn)
  • Vẹo cột sống
  • Cột sống bị uốn sang bên phải hoặc bên trái.
  • Cột sống cong về phía bên phải, có hình chữ C ngược
  • Cột sống cong về phía bên trái, có hình chữ C thuận
  • Cột sống uốn cong 2 cung đối xứng nhau có hình chữ S thuận hoặc S ngược (vẹo cột sống bù trừ)

Cột sống bị cong, vẹo tác động rất lớn đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên cũng như dáng người của trẻ. Vì bị cong vẹo nên chiều dài thẳng của cột sống giảm, khiến chiều cao thực tế thấp hơn đáng kể so với người có cột sống bình thường. Ngoài ra, người bị cong vẹo cột sống khó vận động thoải mái, ảnh hưởng đến chức năng của tim phổi. Nữ giới bị cong vẹo cột sống có thể dẫn đến biến dạng xương chậu, gây khó khăn cho việc sinh nở sau này.

Khiếm khuyết tuyến yên gây cản trở tăng chiều cao

Tuyến yên còn được gọi là tuyến não thùy, có kích thước chỉ bằng hạt đậu, nặng khoảng 0,5g, chịu trách nhiệm điều hòa hệ nội tiết trong cơ thể. Cấu tạo tuyến yên gồm 3 thùy:

Thùy trước: Có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, gồm 2 loại tế bào: tế bào ưa acid, tiết ra hormone tăng trưởng và tế bào ưa kiềm tiết ra các loại hormone: ACTH, TSH, FSH…

Thùy sau: Gồm tế bào giống như mô thần kinh đệm, không có khả năng tiết hormone, hỗ trợ sản xuất ADA (tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp tái hấp thu nước ở thận) và Oxytocin (hormone co bóp tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài lúc sinh nở).

Thùy giữa: Tiết ra MSH (hormone kích thích tế bào sắc tố), chỉ phát triển ở trẻ em.

Khiếm khuyết tuyến yên gây thấp lùn thường gặp nhất hiện nay là u tuyến yên. Đây là bệnh gây cản trở sự phát triển chiều cao phổ biến. Lúc này, tại tuyến yên xuất hiện những khối u bất thường. Hầu hết đều là u lành tính, không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Chính các khối u này khiến hoạt động của tuyến yên bị xáo trộn, sản xuất ra ít hormone hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan cũng như tăng trưởng thể chất.

Khi khối u tuyến yên xuất hiện tại thùy trước, quá trình sản xuất hormone tăng trưởng (Growth hormone – GH) bị tác động, lượng hormone tăng trưởng sản sinh ra quá ít khiến xương, mô sụn không được kích thích, chiều cao tăng chậm. Tình trạng thiếu hụt GH gây thấp lùn khi trưởng thành gồm các triệu chứng điển hình:

  • Chiều cao tăng chậm, không tăng trong thời gian dài
  • Gương mặt non nớt hơn so với tuổi
  • Tay chân nhỏ
  • Dương vật nhỏ (nam), tuyến vú, âm đạo kém phát triển (nữ)
  • Da vàng, nhăn nheo, lớp mỡ dưới da mỏng
  • Nhịp tim chậm
  • Huyết áp thấp

khiem-khuyet-tuyen-yen-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Thông thường, GH do tuyến yên sản sinh ra sẽ theo máu đến gan và các mô. Tại gan, GH sẽ kích thích các tế bào sản xuất ra somatomedin (IGF-1). Dưới ảnh hưởng của loại protein này, mô xương và sụn sẽ tiến hành phân chia, hấp thụ các dưỡng chất để tạo xương mới, nối dài vào xương cũ giúp chiều dài xương tăng, chiều cao tăng lên.

Người nghi mắc khiếm khuyết tuyến yên cần thực hiện xét nghiệm nồng độ GH trong máu, chẩn đoán hình ảnh để xem tình trạng bệnh, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện điều trị.

Trường hợp u tuyến yên, cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Nếu thiếu GH bẩm sinh, bổ sung chế phẩm sinh học GH là giải pháp tốt nhất để cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, người mắc bệnh vẫn có thể thấp bé hơn so với tiềm năng phát triển dù được tiêm chế phẩm GH. Chi phí cho một liệu trình điều trị thiếu GH bẩm sinh khá cao, trên 100.000 USD. Do đó, không phải ai cũng có điều kiện chữa trị.

Hội chứng Turner gây cản trở tăng chiều cao

Hội chứng Turner hay còn gọi là hội chứng OX, chỉ xảy ra ở nữ giới. Bé gái bình thường sẽ có 2 nhiễm sắc thể giới tính X. Khi mắc hội chứng Turner, bé gái chỉ có 1 nhiễm sắc thể X hoặc trường hợp 1 nhiễm sắc thể X bình thường, nhiễm sắc thể còn lại bị thay đổi cấu trúc.

Chiều cao hạn chế là một trong những dấu hiệu nhận diện của hội chứng Turner do sự thiếu hụt hormone tăng trưởng và hormone sinh dục. Trẻ bị hội chứng Turner được thể hiện từ trong thai kỳ thông qua siêu âm:

  • Sau cổ bị tích tụ chất lỏng lớn hoặc phù nề
  • Tim bất thường
  • Thận bất thường

Trẻ sơ sinh có các triệu chứng này, rất có thể đã mắc phải hội chứng Turner:

  • Sưng bàn tay, bàn chân
  • Cổ ngắn, to
  • Tai thấp
  • Núm vú cách xa nhau
  • Đường chân tóc ở sau gáy thấp

Hội chứng Turner thường xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Thể một nhiễm: Tinh trùng của người cha hoặc trứng của người mẹ có sự bất thường,

Thể khảm: Quá trình phân chia tế bào trong giai đoạn đầu của bào thai gặp trục trặc, một số tế bào chỉ có 1 bản sao của nhiễm sắc thể X.

Vật chất nhiễm sắc thể Y: Một vài tế bào có 1 bản sao nhiễm sắc thể X và các tế bào khác lại có bản sao của cả nhiễm sắc thể X và Y, dẫn đến hiện tượng u nguyên bào sinh dục.

Người mắc hội chứng Turner thường không có khả năng sinh sản do buồng trứng và nang buồng trứng không phát triển, có thể không có kinh nguyệt hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt sớm.

Hội chứng Turner được cho rằng không ảnh hưởng đến trí thông minh nhưng người bị mắc hội chứng này dễ bị rối loạn tập trung, thụ động, khuyết tật học tập liên quan đến các khái niệm không gian, toán học, trí nhớ. Ngoài ra, hội chứng Turner còn đi kèm với nhiều biến chứng: bệnh tim, huyết áp cao, thị lực, dị tật ở thận, rối loạn tự miễn dịch…

hoi-chung-turner-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Tuổi thọ của người mắc bệnh này cũng thấp hơn bình thường chủ yếu do tiểu đường và bệnh tim. Hiện nay, không có phương pháp điều trị hội chứng Turner, chủ yếu làm giảm các triệu chứng của bệnh:

  • Tiêm hormone tăng trưởng riêng lẻ hoặc phối hợp cùng hormone androgen để cải thiện chiều cao, có tác dụng tốt khi trẻ còn nhỏ.
  • Thay thế estrogen để bảo vệ sức khỏe xương, tim mạch.
  • Áp dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản để giúp phụ nữ mắc bệnh Turner có khả năng sinh con.

Hội chứng Down làm chiều cao kém phát triển

Trẻ mắc hội chứng Down có đến 3 nhiễm sắc thể số 21. Đây là một dạng rối loạn di truyền, phân chia tế bào bất thường dẫn đến xuất hiện thêm bản sao của 1 hoặc một phần nhiễm sắc thể 21.

Bệnh gây khuyết tật trí tuệ suốt trời và hạn chế chiều cao, rối loạn tim và tiêu hóa. Down là một trong những căn bệnh cản trở sự phát triển chiều cao bẩm sinh đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị.

Khi mắc hội chứng Down, trẻ em và người lớn có những đặc điểm khác biệt trên khuôn mặt và cơ thể:

  • Đầu phẳng
  • Gáy rộng và khẳng
  • Cổ ngắn
  • Vai tròn
  • Cơ bắp yếu
  • Mắt dẹt, nhỏ, xếch, mí mắt lộn lên, có thể bị lác
  • Mí mắt có nếp gấp da phủ, hơi sưng, đỏ
  • Lưỡi to, hay thè ra ngoài
  • Miệng trề ra và thường xuyên há, vòm miệng cao
  • Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, thô và to, ngón út hường bị khoèo, bàn chân phẳng, khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2 rộng
  • Tai thấp, nhỏ, không mềm mại
  • Khớp khuỷu, khớp háng, gối, cổ chân lỏng lẻo
  • Trí tuệ kém
  • Thường xuyên đau ốm

Nguyên nhân gây bệnh Down:

  • Thể tam nhiễm 21: Chiếm đến 95% trường hợp mắc bệnh. Nhiễm sắc thể 21 có đến 3 nhiễm sắc thể do quá trình phát triển của tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng xảy ra sự phân chia tế bào bất thường.
  • Thể Down khảm: Khá hiếm gặp, cơ thể chỉ có 1 số tế bào có thêm 1 nhiễm sắc thể 21 chứ không phải tất cả. Điều này diễn ra do sự phân chia tế bào bất thường sau khi thụ tinh.
  • Hội chứng Down chuyển vị: Một phần của nhiễm sắc thể 21 chuyển vị trí vào nhiễm sắc thể khác trước khi thụ thai. Dù chỉ có 2 bản sao như thông thường tại nhiễm sắc thể 21, nhưng vật liệu di truyền của nhiễm sắc thể 21 này lại gắn với 1 nhiễm sắc thể khác.

Tỉ lệ sinh con mắc bệnh Down tăng lên theo tuổi tác của phụ nữ. Trứng của người nhiều tuổi sẽ có nguy cơ bị rối loạn phân chia nhiễm sắc thể cao hơn so với người trẻ tuổi. Nếu bố mẹ đã từng có con mắc hội chứng Down thì nguy cơ mắc bệnh ở con tiếp theo là rất cao.

hoi-chung-down-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Người mắc bệnh Down còn có thể đi kèm với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác:

  • Bệnh tim: Bẩm sinh cùng với bệnh Down
  • Dị tật đường tiêu hóa: Bất thường tại ruột, thực quản, khí quản, hậu môn, nguy cơ bị tắc nghẽn đường tiêu hóa, ợ nóng, bệnh celiac cao.
  • Rối loạn miễn dịch: Dễ mắc phải các rối loạn tự miễn, ung thư, bệnh truyền nhiễm
  • Ngừng thở khi ngủ: Cấu trúc mô mềm và hệ xương khác biệt khiến người mắc bệnh Down dễ bị tắc đường thở khi ngủ.
  • Lệch cột sống: Có nguy cơ lệch 2 đốt sống trên cùng ở cổ cao, có thể bị tổn thương tủy sống nếu tác động cổ quá mức.
  • Mất trí nhớ: Người bị Down có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn, bắt đầu từ khoảng 50 tuổi.

Không có cách điều trị bệnh Down dứt điểm. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục phù hợp, người mắc bệnh vẫn có thể có được cuộc sống bình thường, tuổi thọ đạt được lên đến 60 tuổi.

Thiếu máu bệnh cản trở quá trình phát triển chiều cao

Thiếu máu là bệnh thường gặp hiện nay, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tăng trưởng thể chất. Bệnh thiếu máu thể nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng và được tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có lượng hồng cầu thấp hơn so với chỉ số bình thường, hồng cầu không có đủ hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein tạo màu đỏ cho máu, giúp hồng cầu mang oxy từ phổi phân phối cho các phần còn lại của cơ thể.

Bệnh thiếu máu thường có các triệu chứng: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, gắt gỏng, khó tập trung… Trường hợp nặng, bệnh còn gây ra màu xanh ở lòng trắng của mắt, móng tay giòn, thích ăn đá và các phi thực phẩm, màu da nhợt nhạt, đau lưỡi.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khá đa dạng:

  • Chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu: sắt, vitamin B12, axit folic. Đây là các chất dinh dưỡng tham gia tạo thành hồng cầu.
  • Rối loạn đường ruột: Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, thiếu máu.
  • Mang thai: Có nguy cơ thiếu sắt do sắt dự trữ đã được mang đi để đáp ứng nhu cầu và khối lượng máu cho thai nhi.
  • Kinh nguyệt: Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể bị mất máu, dẫn đến sự mất mát hồng cầu.
  • Bệnh mãn tính: Ung thư, suy thận, suy gan… gây thiếu hụt hồng cầu, làm cạn nguồn dự trữ sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc thiếu máu, thì trẻ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

thieu-mau-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Thiếu máu là tác nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Mệt mỏi trầm trọng, không đủ thể trạng và tinh thần để hoàn thành công việc
  • Đề kháng thấp, dễ bị bệnh tật tấn công, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng
  • Phụ nữ mang thai thiếu máu có thể thiếu folate, dẫn đến biến chứng sinh non
  • Thiếu máu dẫn đến nhịp tim nhanh, không đều, tim hoạt động nhiều để bơm máu đến các cơ quan bù đắp oxy thiếu hụt. Việc này gây ra tình trạng tim to, suy tim.
  • Thiếu máu do mất máu có thể biến chứng nặng và tử vong.

Đặc biệt, trẻ em mắc bệnh thiếu máu có nguy cơ kém tăng trưởng thể chất và trí tuệ. Thường xuyên mệt mỏi làm giảm hiệu quả vận động, làm việc. Cơ và xương nhận được ít tác động cơ học hơn, từ đó chiều cao tăng trưởng kém.

Ngoài ra, thiếu máu có thể xuất phát từ chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng. Đây cũng là tác nhân khiến quá trình tạo xương diễn ra chậm, chiều cao “dậm chân tại chỗ”. Do đó, nếu nhận thấy con em mình có dấu hiệu thiếu máu, cần nhanh chóng thăm khám, xét nghiệm và điều trị sớm.

Bệnh mạn tính gây cản trở phát triển chiều cao

Bệnh mãn tính là bệnh có thời gian điều trị kéo dài hơn 3 tháng, hạn chế các hoạt động bình thường và không có vắc-xin phòng ngừa. Nếu không may bị bệnh mãn tính, cơ thể chúng ta sẽ thường xuyên khó chịu, nhập viện thường xuyên, sử dụng nhiều loại thuốc điều trị. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sự phát triển thể chất, tinh thần. Bệnh mãn tính là một trong những căn bệnh gây cản trở sự phát triển chiều cao nhưng vẫn chưa được chú ý.

benh-man-tinh-anh-huong-xau-den-chieu-cao

Các bệnh mãn tính thường gặp

  • Bệnh không do viêm: đau đầu, đau lưng, đau cổ
  • Đau do viêm: Do chấn thương, do thoái hóa, viêm khớp, ung thư, gout
  • Đau do thần kinh: đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau thần kinh biến do chứng đái tháo đường
  • Bệnh mãn tính bẩm sinh: Hen suyễn, tim bẩm sinh, tăng động, động kinh
  • Khuyết tật mãn tính như khiếm thính, khiếm thị, bại não, thoát vị màng não tủy…

Trẻ mắc phải các bệnh mãn tính, khuyết tật mãn tính bẩm sinh có nguy cơ thấp lùn cao hơn trẻ bình thường. Người lớn mắc bệnh mãn tính do tai nạn, tuổi tác, sinh hoạt không khoa học có thể bị suy giảm sức khỏe, hạn chế vận động.

Phương pháp điều trị bệnh mãn tính bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật… Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt khoa học mỗi ngày theo khuyến cáo của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Trên đây là một số căn bệnh cản trở quá trình tăng chiều cao hiện nay. Ngoại trừ các bệnh lý do di truyền, không thể điều trị, nếu nhận thấy mình mắc phải một trong các bệnh lý kể trên, các bạn cần tiến hành điều trị sớm. Đây không chỉ là vấn đề ngoại hình, chiều cao mà còn chi phối sức khỏe, ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta.

sua-nubest-tall-6-trong-1

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    icon-tuvan
    TƯ VẤN
    TĂNG CHIỀU CAO