Cốt hóa xương là gì và tác động đối với chiều cao thế nào?

Chúng ta cao lên nhờ sự dài ra của xương. Để xương dài ra, các lớp sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương dài phải liên tục được bồi đắp và trải qua quá trình cốt hóa.

Quá trình cốt hóa xương là một quá trình quan trọng để biến các lớp sụn trở thành xương. Thế nhưng, không phải bất kỳ ai cũng thực sự hiểu và hiểu đúng về quá trình này.

Trong bài viết hôm nay, Ketnoiyeuthuong sẽ giúp bạn “khai thông” về cốt hóa xương và quá trình hình thành xương mới. Đọc tiếp để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!

Cốt hóa xương là gì?

Cốt hóa xương là quá trình chuyển đổi các mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc. Quá trình này không chỉ giúp xương trở nên to và chắc khỏe hơn mà còn giúp xương phát triển về chiều dài, thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao.

Cốt hóa xương được phân chia thành 2 dạng: Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng) và cốt hóa sụn.

cot-hoa-xuong-va-nhung-dieu-can-biet
Cốt hóa xương là quá trình chuyển đổi xương, giúp xương phát triển về chiều dài.

Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng)

Cốt hóa xương trực tiếp còn được gọi là quá trình hóa xương nội mạc. Đây là quá trình phát triển xương từ các màng xơ. Thông qua quá trình này các xương phẳng như xương sọ, xương hàm và xương đòn cũng được hình thành.

Cốt hóa thông qua sụn

Cốt hóa sụn là quá trình các chất căn bản của mô liên kết sẽ ngấm cartilagen thành sụn. Khi này, mô liên kết non sẽ thay thế sụn trên các đầu xương, lớp sụn cũ sẽ chuyển đổi thành xương. Cốt hóa sụn chủ yếu hình thành xương đặc, xương sụn.

Cùng với quá trình cốt hóa xương, quá trình cốt bào cũng diễn ra nhằm xây dựng và sửa chữa hệ xương.

Cốt bào

Quá trình cốt bào gồm 2 hiện tượng song song là phá hủy xương do hủy cốt bào và tái tạo xương do tái tạo cốt bào. Quá trình này gồm 2 giai đoạn diễn ra liên tiếp nhau là cốt bào nguyên phát và cốt bào thứ phát.

  • Cốt bào nguyên phát: Đóng vai trò xây dựng hệ xương.
  • Cốt bào thứ phát: Đóng vai trò sửa chữa hệ xương.

Sụn tiếp hợp là gì? Vai trò của sụn tiếp hợp với chiều cao

Sụn tiếp hợp là gì?

Sụn tiếp hợp hay còn gọi là sụn tăng trưởng, thường nằm giữa đầu xương và thân xương. Sụn tiếp hợp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều dài xương cũng như chiều cao của con người. Đây cũng là yếu tố phản ánh khả năng tăng chiều cao của một người.

Vai trò của sụn tiếp hợp đối với chiều cao

Để chiều cao tăng lên, sụn tiếp hợp sẽ liên tục tái tạo và nhân đôi nhằm thay thế các lớp sụn cũ đã được cốt hóa thành xương.

Quá trình sụn tiếp hợp bồi đắp – tăng sinh – tái tạo diễn ra liên tục trong suốt 3 giai đoạn phát triển chiều cao. Trong đó, giai đoạn dậy thì là thời điểm sụn tiếp hợp tăng sinh mạnh mẽ nhất. Đó cũng là lý do tại sao, chiều cao lại có sự tăng vọt khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Khả năng tái tạo của sụn tiếp hợp chịu sự chi phối của hormone tăng trưởng và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Do đó, khi hormone tăng trưởng dần bị thay thế vào cuối giai đoạn dậy thì, chiều cao cũng tăng chậm dần và ngừng phát triển.

Các vùng sụn hình thành xương

Sự phát triển về chiều dài của xương diễn ra ở các vùng mô biểu sinh. Sụn tham gia phần lớn vào quá trình này. Dựa theo những quan sát dưới kính hiển vi, các nhà khoa học đã xác định được 5 vùng sụn tham gia cốt hóa xương.

Vùng sụn dự trữVùng tăng sinhVùng sụn phì đạiVùng vôi hóaVùng hóa xương
Nằm khá xa thân xương, gồm các tế bào chondrocytes hoạt động phân bào, có sự sắp xếp ngẫu nhiên.Tại đây, các tế bào chondrocytes sẽ tăng sinh và tạo thành các nhóm đẳng sinh nằm song song với trục dài của xương.Các tế bào di chuyển về phía thân xương, phì đại, phát triển và hấp thụ glycogen trong tế bào. Khi sụn phì đại di cư, các tế bào chondrocytes sẽ trải qua quá trình apoptosis.Các ion canxi được đưa đến tầng sinh môn thông qua các mạch máu làm vôi hóa chất nền sụn bao quanh các tế bào chondrocytes sắp chết. Tuy đã bị vôi hóa nhưng đây vẫn chưa phải là mô xương.Trong vùng này, các tế bào tiền thân xương sẽ trở thành nguyên bào xương. Các nguyên bào xương tiết ra chất nền trên phần sụn đã vôi hóa. Mô xương sẽ được hình thành khi chất nền bị vôi hóa.

Quá trình cốt hóa xương diễn ra như thế nào?

Quá trình cốt hóa xương diễn ra ở 2 đầu xương, thông qua quá trình phân bào của sụn tăng trưởng. Các vị trí diễn ra quá trình cốt hóa xương thường được gọi là điểm cốt hóa.

Đối với xương dài, sụn tăng trưởng thường nằm ở đầu xương và đồng hóa với thân xương khi kết thúc giai đoạn dậy thì. Ngược lại, đối với xương ngắn và xương dẹt, sụn tăng trưởng thường nằm bao bọc bên ngoài xương.

5-giai-doan-cua-qua-trinh-cot-hoa-xuong
5 giai đoạn của quá trình cốt hóa xương.

Quá trình cốt hóa trực tiếp

Cốt bào nguyên phát

Quá trình này diễn ra trong giai đoạn bào thai. Ban đầu, xương có dạng là màng liên kết gồm các tế bào trung mô và sợi tạo keo. Tại trung tâm cốt hóa, các sợi tạo keo sẽ bắt đầu phân hóa thành các nguyên bào xương và đẩy trung mô ra xa.

Khi này, tế bào trung mô sẽ hình thành tạo cốt bào, các nguyên bào xương sẽ tiết ra các chất nền ngoại bào và màng xương sẽ chuyển hóa thành các mô dạng xương gồm chất căn bản, sợi và tạo cốt bào. Đồng thời, mang xương cũng bắt đầu lắng đọng Canxi để tạo nên các tế bào xương.

Từ trung tâm cốt hóa, các bè xương phát triển nhanh và lan ra nhiều hướng khác nhau tạo thành mạng xương, các mô dạng xương trở thành mô xương. Mô xương sẽ phát triển chiều dài, chiều rộng, độ dày để xây dựng màng xương phía bên ngoài.

Cốt bào thứ phát

Xương vòm sọ là mô xương đặc. Thông qua quá trình cốt bào thứ phát, lớp giữa của vòm sọ sẽ bị phá hủy tạo thành những ngăn nhỏ chứa tủy tạo huyết và các ống xương xốp, bọc trong 2 bản xương.

Quá trình cốt hóa qua sụn

Cốt bào nguyên phát

Thân xương

Trong giai đoạn bào thai, màng sụn sẽ dần dần biến đổi thành màng xương, trừ 2 đầu. Cùng lúc đó, các mạch máu sẽ vận chuyển các mô liên kết nhằm chuyển đổi sụn thành tủy xương ở phần thân. Khi này, mạch máu ở 2 đầu thân xương có vai trò mở rộng tủy, thu hẹp sụn.

Đây cũng là lúc quá trình cốt hóa xương diễn ra. Khi này, sụn ở giữa đầu và thân xương sẽ cốt hóa thành xương, màng xương sẽ tiếp tục bồi đắp và dày lên.

Đầu xương

Ở đầu xương, các mạch máu sẽ chuyển đổi sụn thành tủy xương. Sau đó, tủy sẽ trải qua quá trình thấm Canxi và trở thành xương.

Cốt bào thứ phát

Thân xương

Hủy cốt bào có trong mạch máu tồn tại trong tủy xương sẽ đục nhiều “đường hầm” thông với nhau dọc theo thân xương. Song song với quá trình này, các lá xương đồng tâm sẽ được tạo cốt bào sắp xếp để làm hẹp “đường hầm” do hủy cốt bào vừa tạo ra.

Thông qua quá trình này, các ống xương havers sẽ được hình thành, tạo nên hệ xương havers. Đây cũng là thành phần cấu tạo nên thân xương.

Đầu xương

Ở đầu xương, các tạo cốt bào sẽ chuyển đổi các vách xương nhằm tạo ra xương havers xốp.

qua-trinh-hinh-thanh-cua-xuong-1
Cấu tạo của xương dài khi đã hoàn thành quá trình cốt hóa.

Cốt hóa xương giúp xương phát triển mạnh mẽ về chiều dài, cải thiện chiều cao của con người. Vào cuối giai đoạn dậy thì, với sự thay thế hormone tăng trưởng và sự đồng nhất của các sụn, quá trình cốt hóa xương sẽ hoàn tất, chiều cao khi này không thể tăng lên nữa.

Làm thế nào để tăng chiều cao trước khi xương cốt hóa?

Sự phát triển của chiều cao và quá trình cốt hóa xương bị chi phối bởi nhiều 4 yếu tố, gồm: Di truyền, dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ nắm vai trò chủ chốt. Vì vậy, khi nắm được 4 yếu tố này và có cách đầu tư hợp lý, việc sở hữu chiều cao lý tưởng sẽ trở thành hiện thực.

Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao. Yếu tố này là bất biến, không thể thay đổi được. Tuy nhiên, theo Lamsaodecao – di truyền không chiếm tỷ lệ đáng kể đối với chiều cao khi trưởng thành.

Tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, cần được chú ý hàng đầu nếu muốn đạt chiều cao chuẩn. Để quá trình cốt hóa xương diễn ra thuận lợi, cần tăng cường sự có mặt của Canxi, Phốt pho, Magie, Vitamin D,… trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các dưỡng chất này hiệu quả nhất. Do đó, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Hải sản (tôm, cua), các loại cá (cá hồi, cá thu), rau củ quả (đặc biệt là các loại rau thuộc họ nhà cải), một số loại hạt (hạnh nhân, óc chó, đậu nành,…).

Ngoài ra, sử dụng thực phẩm bổ sung Canxi và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương là điều rất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất để chiều cao phát triển tối đa.

Link đặt mua sữa bột tăng chiều cao NuBest Tall

Vận động mỗi ngày

Ngoài dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng là một cách kích thích quá trình cốt hóa xương diễn ra hiệu quả. Bởi lẽ, vận động giúp xây dựng hệ thống cơ bắp, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cơ thể.

Hơn nữa, vận động còn là cách kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng và củng cố sức khỏe hệ thống xương-sụn-khớp. Đây đều là những tác động có lợi, giúp xương phát triển cả về khối lượng lẫn chiều dài.

Ngoài ra, tập luyện thể thao cũng là cách giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Những bộ môn thể thao kéo căng cơ, kích thích cột sống như: bơi lội, xà đơn, bóng rổ, bóng chuyền, yoga, đạp xe… sẽ hỗ trợ quá trình cốt hóa xương diễn ra tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

Cần biết rằng, quá trình cốt hóa xương chủ yếu diễn ra vào ban đêm, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, các khớp xương không phải gồng gánh trọng lượng của cơ thể. Do đó, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc là điều các bạn cần làm nếu muốn chiều cao tăng nhanh chóng.

Mặt khác, lượng hormone tiết ra vào ban đêm cũng lớn hơn rất nhiều lần so với ban ngày, nhất là khung giờ từ 23h – 01h sáng. Vậy nên, hãy nhớ đi ngủ trước 22h đêm mỗi ngày để đảm bảo rằng đến 23h, cơ thể đã bước vào trạng thái ngủ sâu giấc nhất.

Bên cạnh 4 yếu tố chính đã nêu trên, vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến tốc độ cốt hóa xương cũng như khả năng phát triển chiều cao.

Tránh dùng các chất kích thích

Các chất kích thích có trong, rượu, bia, thuốc lá… đều có thể phá hủy tế bào xương, cản trở quá trình cốt hóa xương và sự tăng trưởng chiều cao. Muốn sở hữu một tầm vóc lý tưởng, cần tránh xa các chất kích thích này.

nhung-thoi-quen-tot-cho-qua-trinh-cot-hoa-xuong
Lối sống tích cực với những thói quen lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xương phát triển tối đa.

Kiểm soát cân nặng

Béo phì cũng là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao. Việc phải gồng gánh trọng lượng cơ thể lớn khiến xương yếu hơn, tăng nguy cơ chấn thương khi xảy ra va chạm.

Dư thừa mô mỡ cũng làm giảm sự phát triển của xương. Do đó, cần kiểm soát cân nặng hợp lý, ngăn ngừa nguy cơ béo phì, vừa giúp chúng ta tự tin hơn, vừa tạo điều kiện tốt để chiều cao tăng nhanh chóng.

Tiếp xúc ánh nắng

Mục đích của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tạo cơ hội để cơ thể tự tổng hợp được Vitamin D. Cơ thể phải có đủ hàm lượng vitamin này thì quá trình vận chuyển canxi và các khoáng chất khác đến xương sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D đơn giản và hiệu quả nhất. Chỉ khoảng 15 phút tắm nắng hoặc vận động vào sáng sớm hoặc chiều tối là đã cung cấp đủ lượng vitamin D cho cơ thể.

Hạn chế ăn quá ngọt

Ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của xương cũng như chiều cao. Lý do là khi bổ sung nhiều đường, lượng canxi trong cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, tăng nguy cơ loãng xương, khiến chiều cao tăng trưởng chậm.

Cốt hóa xương quá trình phát triển chiều cao của mỗi người

Quá trình cốt hóa xương không chỉ giúp xương trở nên cứng cáp hơn mà còn thúc đẩy xương phát triển chiều dài, cải thiện chiều cao của mỗi người. Quá trình này diễn ra suốt 3 giai đoạn phát triển chiều cao. Trong đó, dậy thì là giai đoạn cốt hóa diễn ra mạnh mẽ nhất.

Để đạt được chiều cao lý tưởng, đừng bao giờ bỏ lỡ giai đoạn dậy thì. Đồng thời, nhớ đầu tư kỹ lưỡng vào 3 yếu tố: dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Trong đó, đầu tư dưỡng chất vào khẩu phần ăn mỗi ngày và sử dụng thực phẩm hỗ trợ là điều cần thiết để xương có đủ dưỡng chất phát triển tối đa.

Đinh Thị Hồng Hà.

sua-nubest-tall-6-trong-1

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    icon-tuvan
    TƯ VẤN
    TĂNG CHIỀU CAO