#11 nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Bạn lo lắng vì trẻ nhà mình thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa? Bạn không biết lý do vì sao con được chăm sóc chu đáo nhưng vẫn không phát triển chiều cao? Vậy thì bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Ketnoiyeuthuong ngay để biết nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao là gì nhé.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xương. Không ít người cho rằng chế độ dinh dưỡng, vận động và di truyền sẽ quyết định đến sự tăng trưởng của cơ thể, điều này đúng nhưng chưa đủ. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra, trẻ thấp là còn do những nguyên nhân sau:

Thức khuya nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao

90% sự phát triển của xương diễn ra trong giấc ngủ, vì vậy giấc ngủ là yếu tố cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ trong tương lai. Thói quen thức khuya sẽ khiến hormone tăng trưởng tiết ra ít và trẻ chắc chắn sẽ phát triển chiều cao chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ mỗi ngày.

nguyen-nhan-khien-cho-tre-cham-tang-chieu-cao
Trẻ chậm tăng chiều cao là do đâu? (Ảnh: Internet)

Stress kéo dài khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Stress kéo dài sẽ gây ức chế cảm xúc, ảnh hưởng tuyến yên, làm quá trình sản sinh hormone tăng trưởng bị giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao mà ít người biết đến. Stress khiến cơ thể suy nhược, tình trạng này càng nghiệm trọng thì mật độ xương càng giảm.

Tùy vào lứa tuổi, tính cách mà mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau đối với stress. Trẻ bị stress và rối loạn lo âu thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Trẻ hay phàn nàn bị đau bụng hoặc đau đầu.
  • Thèm ăn hoặc không thiết tha ăn uống.
  • Hay gặp ác mộng và giấc ngủ bị rối loạn.
  • Khó tập trung, tính tình khó chịu, gắt gỏng.
  • Hình thành và phát triển thói quen xấu như: Cắn móng tay, chân tay không linh hoạt…
  • Có xu hướng tách khỏi gia đình và bạn bè, không thích đi học.
  • Thường gặp rắc rối trong sinh hoạt và học tập.

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện này, bạn cần gần gũi với trẻ nhiều hơn để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sớm nhất, giúp trẻ không bị ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển chiều cao. Một số trường hợp nặng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tâm lý.

cang-thang-anh-huong-xau-den-chieu-cao
Trẻ căng thẳng, mệt mỏi cũng khó có thể phát triển thể chất toàn diện

Thiếu hụt canxi nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Canxi tham gia trực tiếp vào việc cấu tạo nên 90% xương trong cơ thể, giúp xương dẻo dai, chắc khỏe. Nếu thiếu loại khoáng chất này, chiều cao của trẻ không thể đạt được mức tối đa khi trưởng thành, vì vậy trẻ cần được bổ sung đầy đủ canxi, tránh để bị thiếu hụt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên cung cấp một lượng canxi vừa đủ để không gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lượng canxi đưa vào cơ thể cần chia theo độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày
  • 7 – 12 tháng tuổi: 400mg/ngày
  • 1 – 3 tuổi: 500mg/ngày
  • 4 – 6 tuổi: 600mg/ngày
  • 7 – 9 tuổi: 700mg/ngày
  • 10 tuổi: 1.000mg/ngày
  • 11 – 24 tuổi: 1.200mg/ngày
  • 24 – 50 tuổi: 800 – 1.000mg/ngày

Bạn có thể bổ sung canxi cho trẻ thông qua việc ăn uống hoặc sử dụng thuốc tăng chiều cao đều được.

Hút thuốc lá có hại sức khỏe chậm tăng chiều cao

Hút thuốc lá thường xuyên hoặc liên tục ngửi khói thuốc đều tác hại xấu tới hệ xương. Chất Nicotine và Cad-mi-im trong thuốc lá tàn phá tế bào xương cực kỳ nhanh, khiến xương bị giòn và dễ gãy. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ loãng xương nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân hạn chế hoạt động của vitamin D và giảm khả năng hấp thụ canxi.

Hiện nay, ngoài một số ít trẻ có hút thuốc thì phần lớn trẻ đều bị ảnh hưởng từ khói thuốc lá của người thân. Ngửi thuốc lá không những khiến chiều cao phát triển chậm mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư nên các bậc phụ huynh phải chú ý đến điều này để không vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và để lại những hậu quả đáng tiếc.

hut-thuoc-la-anh-huong-xau-den-chieu-cao
Thuốc lá và khói thuốc ảnh hưởng không tốt đến chiều cao của trẻ (Ảnh: Internet)

Béo phì làm trẻ chậm tăng chiều cao

Trẻ bị thừa cân, béo phì thường phát triển xương nhanh hơn vào thời thơ ấu nhưng đến giai đoạn dậy thì, chiều cao lại không nổi trội bằng những trẻ khác. Nghiên cứu CATH ở Thụy Điển được thực hiện trên 3.650 trẻ đã chứng minh điều này với kết quả 89% trẻ béo phì khi đến 11 tuổi đều thấp hơn các trẻ có thể trạng bình thường.

Các chuyên gia lý giải tình trạng trẻ béo phì khó đạt được chiều cao mong muốn là do một loại hormone được tiết ra từ tế bào chất béo có tên là leptin. Leptin không chỉ gây ra bệnh béo phì mà còn khiến trẻ dậy thì sớm, dẫn đến khi bước sang giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ dường như không tăng lên.

Ngoài ra, đa số trẻ bị béo phì, thừa cân đều thích ăn đồ ngọt và ngại vận động nên làm ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng. Nguy hiểm hơn, béo phì còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, sỏi mật, tai biến mạch máu não…

Lười vận động khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Mức độ hoạt động của cơ thể có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương. Thói quen thường xuyên vận động và rèn luyện thể lực sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trên xương, có tác dụng thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh. Vì vậy, trẻ lười vận động thường thấp hơn những trẻ có luyện tập thể dục thể thao.

Ngoài ra, ít hoạt động còn là nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì, ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng sau này. Thời gian đầu, chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh, khiến nhiều phụ huynh không để ý nhưng đến tuổi dậy thì, trẻ có thể sẽ không cao lên nữa. Trẻ càng có cân nặng lớn càng lười vận động nên cha mẹ cần quan tâm, khuyến khích trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao để vừa tốt cho sự tăng trưởng chiều cao vừa phòng tránh được nhiều bệnh như: Tim mạch, tiểu đường…

Ăn nhiều đồ ngọt

Bánh kẹo, nước ngọt, kem… không chỉ làm sâu răng mà còn là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao. Đồ ngọt gây giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến tình trạng hệ xương bị yếu đi và trẻ chậm cao. Đặc biệt, quá trình chuyển hóa và tiêu thụ đường còn đốt cháy một lượng lớn kẽm, magie, natri… nên ăn ngọt không tốt cho sức khỏe.

an-ngot-gay-can-tro-den-chieu-cao
Đồ ngọt làm chậm quá trình tăng trưởng chiều cao (Ảnh: Internet)

Cong vẹo cột sống khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Người bị cong vẹo cột sống sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau: Eo nghiêng, lưng gù ra sau hoặc ngực ưỡn ra trước, dáng đi khập khiễng… Bệnh này thường xuất hiện ở các trẻ trong độ tuổi còn đi học vì đây là thời kỳ xương phát triển mạnh để hoàn thiện. Trẻ bị cong vẹo cột sống sẽ bị ảnh hưởng đến ngoại hình, nhất là chiều cao và còn gây mặc cảm cùng các bệnh lý liên quan khác.

Ăn mặn quá nhiều khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Muối rất cần thiết cho cơ thể nhưng trẻ em ăn nhiều muối thì không nên. Các thực phẩm như: Mì giòn, khoai tây chiên…. thường chứa lượng muối vượt quá mức cho phép đối với trẻ và khiến dạ dày có thêm gánh nặng, làm tăng quá trình bài tiết canxi ra ngoài, khiến trẻ dù được bổ sung canxi nhiều cũng không cao lên được.

Thiếu hụt Vitamin D khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng chiều cao của cơ thể, việc thiếu hụt vitamin D khiến cho lượng canxi khi bổ sung vào cơ thể không được hấp thụ hoàn toàn, điều này khiến cho xương chậm phát triển, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao. Để bổ sung vitamin D cho cơ thể thì bạn cần dành 15-20 phút mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng vào sáng sớm và chiều muộn kết hợp với bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D nhé.

Không uống đủ nước khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Việc uống không đủ nước cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ đấy nhé. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cải thiện hệ thống trao đổi chất của cơ thể và giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể có thể kìm hãm sự phát triển của xương, nhớ đó giúp cho chiều cao của trẻ có thể tăng trưởng nhanh chóng và tối ưu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao, vì vậy bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc trẻ nhiều hơn, cùng trẻ xây dựng một lối sống khoa học và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành nhé!

sua-nubest-tall-6-trong-1

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    icon-tuvan
    TƯ VẤN
    TĂNG CHIỀU CAO