Đạp xe có giúp tăng chiều cao không?

Đạp xe có giúp tăng chiều cao không? Thật ra đạp xe là hoạt động thể dục phổ biến ở mọi gia đình. Đối với lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, đạp xe giúp bạn tăng cường phát triển xương, đặc biệt là xương chân. Do đó, đây được xem là bài tập lý tưởng để thúc đẩy chiều cao phát triển. Bạn đã biết đạp xe có cao không? đạp xe thế nào để chiều cao tăng lên nhanh chóng và hiệu quả chưa? Cùng đón xem bài viết dưới đây của ketnoiyeuthuong để có phương pháp chính xác nhé.

Đạp xe giúp kéo dài đôi chân để tăng chiều cao hiệu quả
Đạp xe có giúp tăng chiều cao không?

Xem thêm: Các môn thể thao tăng chiều cao

Đạp xe có giúp tăng chiều cao không?

Đạp xe có giúp tăng chiều cao không? đây là phương pháp giúp kéo dài xương chân do tác động mạnh và liên tục lên xương cẳng chân, bắp đùi, phần hông, gân khoeo… Trong một vòng đạp xe hoàn chỉnh, bạn cần phải thực hiện đủ 4 động tác: Kéo, đẩy, đạp, nâng. Cơ thể lúc này rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, giúp cải thiện tư thế chuẩn, nâng cao sức khỏe cột sống, giữ thẳng lưng.

Các phần xương đùi, xương ống chân khi chuyển động liên tục sẽ tạo ra những khoảng trống kéo dài. Sau đó, khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, các chất bổ sung sẽ lấp đầy khoảng trống và hình thành xương mới, đồng nghĩa với kéo dài xương chân.

Ngoài ra, đạp xe còn mang đến một số tác dụng sức khỏe khác có khả năng hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao:

  • Đốt cháy calo, tiêu hao lượng mỡ thừa để bạn duy trì cân nặng hợp lý.
  • Xây dựng sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là bắp đùi trở nên săn chắc.
  • Duy trì sức khỏe xương khớp nhờ những tác động tích cực lên các cơ quan này.
  • Điều chỉnh tư thế, hạn chế được tình trạng cong vẹo cột sống.
  • Hỗ trợ các chức năng hô hấp, tim mạch…
  • Thư giãn tâm lý giúp ngủ ngon và ổn định tinh thần.
  • Nâng cao sức đề kháng giúp hạn chế bệnh vặt, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Hướng dẫn cách đạp xe tăng chiều cao hiệu quả

Tư thế đạp xe rất quan trọng

Tư thế đạp xe quyết định hiệu quả bài tập, bạn cần chú ý tốc độ và tư thế đạp để đảm bảo phát huy đúng tác dụng tăng chiều cao. Khi đạp xuống, bàn chân cần nhanh chóng co lại để thực hiện động tác kéo chân lên, sau đó tới nâng chân và đạp xuống lại. Vòng đạp xe được lặp đi lặp lại liên tục và đúng cách giúp bạn không tốn quá nhiều sức lực và tăng tốc đạp xe dễ dàng.

Bạn có thể tham khảo tốc độ đạp xe tăng chiều cao như sau:

  • 10 phút đầu: Tốc độ 20 – 25km/h giúp cơ thể nóng dần và bàn chân quen với nhịp đạp xe.
  • 10 phút sau: Tốc độ hết sức có thể.
  • 10 phút cuối thả lỏng với tốc độ chậm dần.

Một mẹo nhỏ giúp bạn có tư thế đạp xe tối ưu và dễ dàng tăng chiều cao hiệu quả chính là điều chỉnh yên xe. Người mới bắt đầu nên để yên xe có độ cao 6 – 12mm để làm quen dần, cột sống giãn vừa phải. Sau khoảng 1 tháng, bạn nên nâng yên xe thêm khoảng 5 – 8mm nữa. Cùng lúc, bạn có thể đẩy bàn đạp bằng mu bàn chân để thúc đẩy xương phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn mà không sợ gây ức chế tế bào xương.

Chọn tư thế đạp xe tăng chiều cao phù hợp để bảo vệ xương khớp.
Chọn tư thế đạp xe tăng chiều cao phù hợp để bảo vệ xương khớp.

Đạp xe có cao không? Lựa chọn loại hình nào?

Mỗi độ tuổi, giới tính, mục đích tập luyện… ứng với một loại xe đạp nhất định. Đối với mục đích phát triển chiều cao, bạn tránh chọn loại xe cần cường độ tập nặng, mà nên chọn loại xe có thể tập hằng ngày. Thiết kế xe cũng nên phù hợp với vóc dáng hiện tại để đảm bảo khả năng phát triển thể chất toàn diện, tránh gây cản trở. Một số loại xe phù hợp để tập tăng chiều cao như:

  • Xe leo núi: Bánh xe to, nhiều gai, trọng lượng xe nặng, phù hợp với các bạn nam đạp xe lâu năm muốn thử trên địa hình gồ ghề.
  • Xe đua: Lốp xe mỏng, ít gai để giảm bớt trọng lượng, giúp bạn đạp xe thuận lợi trên mặt đường bằng phẳng.
  • Xe đạp đường phố: Dạng xe đạp thể thao nhẹ, tay lái thẳng giúp bạn giữ tư thế thẳng và dễ dàng điều khiển.
  • Xe đạp không phanh: Đây là loại xe được ưa chuộng hiện nay bởi thiết kế tối giản hiện đại, đặc biệt không có chắn bùn, chân chống và phanh. Nếu bạn muốn giảm tốc độ, bạn chỉ cần đạp ngược vòng xe. Qua đó chân linh hoạt trong chuyển động hơn, tăng cường phát triển chiều cao tốt hơn.

Thời điểm đạp xe phải thích hợp

Sáng sớm và xế chiều là thời điểm tốt nhất để bạn đạp xe. Bởi lúc này, tầm nhìn con người còn tốt, thuận lợi cho đạp xe và dễ dàng nhận biết các chướng ngại vật. Bạn có thể chọn đạp xe vào một thời điểm cố định, ở các thời điểm tập luyện khác thì bạn tập các bài tập khác. Nếu đạp xe vào buổi sáng sớm, bạn chỉ nên tập khoảng 15 – 20 phút vì toàn bộ cơ xương khớp lúc này vừa trải qua một đêm bất động nên cần thời gian thích nghi.

Đạp xe có cao không? Nên tập luyện cho trẻ từ nhỏ.
Đạp xe có cao không? Nên tập luyện cho trẻ từ nhỏ.

Đạp xe sai phương pháp gây ảnh hưởng thế nào?

Đạp xe có cao không? khi đẹp xe sai cách gây áp lực lên vùng xương chậu – cơ quan quan trọng nâng đỡ cơ thể. Không những vậy, tập sai phương pháp còn khiến xương khớp chịu những tác động tiêu cực gây đau đớn. Khi đạp xe sai cách, các cơ dễ bị căng khiến cột sống yếu, tư thế không thẳng chuẩn. Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo nhiều vấn đề tổn thương ở cơ quan này, thậm chí gây chấn thương trong lúc tập.

Đạp xe tăng chiều cao cần tập luyện trong thời gian dài

Tăng chiều cao là một hành trình dài, không phải ngày một ngày hai mà cải thiện nhanh chóng được. Do đó, trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần tập luyện đạp xe trong một thời gian dài, kết hợp ăn uống đầy đủ chất để cải thiện chiều cao thành công. Bạn có thể kết hợp với một số hình thức vận động khác để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Đạp xe có cao không? và còn cải thiện gì khác?

Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý: Đạp xe là một hoạt động giúp tiêu hao bớt lượng calo nạp vào cơ thể, với khoảng 400 – 1000 calo được đốt cháy thùy thuộc vào mức độ tập luyện của mỗi người trong 1 giờ đồng hồ. Qua đó, các loại chất béo dư thừa được loại bỏ, hỗ trợ người tập quản lý cân nặng hợp lý.

Tăng sức mạnh đôi chân: Chân của bạn phải hoạt động liên tục trong lúc đạp xe, sức mạnh của đôi chân được cải thiện. Những bạn trẻ thường xuyên đạp xe có cơ hội sở hữu đôi chân thon dài.

Săn chắc cơ bắp: Khi đạp xe, cơ thể có khả năng chịu nhiều sức cản như sức gió, sức nặng của xe… Từ đó, các cơ phải tạo ra nhiều lực mạnh để vượt qua sức cản. Đạp xe mỗi người giúp hình thành các cơ lõi, tăng mức độ ổn định, săn chắc cơ bắp toàn thân và vận động linh hoạt hơn.

Thư giãn: Theo nghiên cứu của YMCA những người thường xuyên vận động thể chất sẽ có chỉ số phúc lợi cao hơn tới 32%. Đạp xe có cao không? nó hoạt động thế nào thì cơ thể sẽ giải phóng endorphin và adrenaline giữ cho tinh thần ổn định, tâm trạng thoải mái.

Điều chỉnh tư thế: Nếu bạn áp dụng đúng tư thế đạp xe, cơ thể sẽ đạt được sự thăng bằng nhất định. Sự cân bằng này hỗ trợ người tập cải thiện tư thế, hạn chế té ngã trong vận động hằng ngày. Ngoài ra, đạp xe quen hằng ngày giúp bạn điều hướng cơ thể tốt hơn, tay chân linh hoạt hơn.

Tăng miễn dịch: Khi bạn đạp xe, cơ thể được kích thích sản xuất các protein thiết yếu, thúc đẩy tế bào bạch cầu hoạt động. Hệ thống miễn dịch được cải thiện là điều kiện tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Bảo vệ hệ tim mạch và hô hấp: Đạp xe giúp hít thở tốt hơn, qua đó chức năng hô hấp được cải thiện. Khi đạp xe, cơ thể kích thích tim và cải thiện tuần hoàn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh và tim và ung thư. Đạp xe mang đến tác dụng tăng cường cơ tim, giảm mỡ trong máu giúp cải thiện huyết áp.

Rèn luyện sức khỏe với bộ môn đạp xe
Rèn luyện sức khỏe với bộ môn đạp xe tăng chiều cao.

Trẻ từ khi 5 tuổi đã có thể học đạp xe và duy trì thói quen này để rèn luyện xương và thúc đẩy khả năng phát triển xương khớp. Đạp xe hằng ngày kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở xương để kéo dài chiều cao, đặc biệt là xương chân. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết đạp xe có giúp tăng chiều cao không rồi nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    icon-tuvan
    TƯ VẤN
    TĂNG CHIỀU CAO