Chiều cao phát triển như thế nào theo từng độ tuổi?
Ở mỗi giai đoạn phát triển, chỉ số về chiều cao có thể thay đổi liên tục và ngừng phát triển hẳn khi qua độ tuổi dậy thì. Vậy cha mẹ có biết rõ chỉ số tăng chiều cao theo từng độ tuổi mỗi năm tăng thêm bao nhiêu cm? Hãy cùng Kết nối yêu thương tìm hiểu ngay chiều cao phát triển như thế nào theo từng độ tuổi trong bài viết bên dưới nhé!
Độ tuổi nào chiều cao phát triển nhất?
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, có hai giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc. Thứ nhất, giai đoạn 1000 ngày đầu đời, đây là cột mốc được tính từ khi trẻ còn trong bào thai đến 24 tháng tuổi. Nếu được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, trẻ có thể đạt tốc độ tăng chiều cao lý tưởng là 25cm trong năm đầu tiên. Sau đó, tốc độ này sẽ tiếp tục quá trình phát triển 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Theo các chuyên gia, đây chính là giai đoạn quyết định đến 60% tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
Trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng, không chỉ có chiều cao gia tăng mà chỉ số cân nặng cũng có chiều hướng thay đổi. Trẻ có thể nặng gấp đôi so với cân nặng lúc chào đời và gấp 3 lần so vào cuối năm thứ nhất. Đến thời điểm trẻ thôi nôi, tức ngày sinh nhật đầu tiên chiều cao khi đo lại trẻ có thể cao hơn 1,5 lần so với chiều dài khi mới chào đời.
Ở thời kỳ này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định then chốt, nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trẻ có thể gặp tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Điều này sẽ tác động rất lớn đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ trong tương lai. Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng về chiều cao sẽ chậm lại, trẻ có thể tăng chiều cao khoảng 6,2cm mỗi năm. Sự phát triển chiều cao giữa bé trai và bé gái cũng có sự phân hoá rõ rệt do cấu trúc khung xương quyết định.
Thứ hai, là giai đoạn trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 12 – 18 tuổi. Ở giai đoạn này sẽ phát triển toàn bộ cơ thể vượt bậc từ chiều cao, khung xương, đến cả chức năng sinh dục. Trong điều kiện phát triển lý tưởng, chiều cao của trẻ có thể gia tăng khoảng từ 10 – 15 cm/năm. Tốc độ tăng trưởng này sẽ giảm dần khi trẻ ngày một phát triển. Ở độ tuổi từ 8 tuổi, mật độ xương, kích thước và khối lượng xương mỗi năm đều có thể tích luỹ khoảng 4% và sẽ đạt tốc độ cao tối đa khi trẻ lên 14 tuổi (15cm/năm).
Trong giai đoạn này, bên cạnh việc chú ý bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cũng không quên khuyến khích trẻ vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ, bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao vượt trội.
Các giai đoạn phát triển chiều cao cơ thể
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà chiều cao của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Cha mẹ có thể quan sát chiều cao của con qua 4 giai đoạn chủ chốt sau đây:
Mang thai
Trong suốt thời kỳ mang thai, chiều cao của trẻ không chỉ ảnh hưởng từ gen bố mẹ mà còn từ chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Thế nên trong quá trình mang thai, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất tinh bột – chất xơ – protein – canxi – vitamin… Không nên quên bổ sung sữa, ngũ cốc, kết hợp với việc luyện tập, đi lại nhẹ nhàng giúp mẹ và bé tăng cường sức khỏe. Với các trẻ sơ sinh nam có chiều cao tiêu chuẩn 50cm, cân nặng là 3,3kg, chu vi vòng đầu là 34,3cm. Ở bé gái cân nặng và chu vi vòng đầu cũng tương tự bé trai, nhưng chiều cao thường thấp hơn khoảng 33,8cm.
Trẻ nhỏ
Trong giai đoạn tiếp theo từ 2 – 9 tuổi, mỗi năm trẻ có thể gia tăng thêm chiều cao từ 5 – 7cm. Bên cạnh chiều cao tăng, cân nặng của bé cùng phát triển song song cùng một lúc. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chậm hơn so với giai đoạn đầu đời.
Quá trình tăng trưởng của trẻ không quá nhanh, nhưng cha mẹ không nên lơ là trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin và khoáng chất. Khuyến khích trẻ làm quen với các bộ môn kích thích xương phát triển như bơi lội, chạy nước rút, nhảy dây, chơi bóng rổ, bóng chuyền… Với các bé nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ phơi nắng mỗi ngày để hấp thụ nguồn vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nên chú ý khung giờ phơi nắng tốt cho trẻ là từ 6 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.
Dậy thì
Nếu giai đoạn mang thai được xem là cơ hội vàng phát triển chiều cao, thì ở độ tuổi dậy thì chính là quá trình tăng trưởng cuối cùng. Cột mốc tuổi dậy thì sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 18 tuổi, tốc độ gia tăng chiều cao từ 8 – 12cm/năm. Tùy theo giới tính mà chỉ số chiều cao giữa bé nam và bé nữ có sự phân hoá rõ rệt do cấu trúc xương hình thành.
Theo bảng chiều cao tiêu chuẩn của WHO, ở độ tuổi 18 chiều cao trung bình của nam giới 1m75,7 với cân nặng là 66,9kg. Ngược lại, chiều cao trung bình của nữ giới là 1m63, cân nặng 56,7kg.
Để đạt được chỉ số chiều cao lý tưởng như trên, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, luyện tập, vận động, cha mẹ cần chú ý một số điều như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất, tập trung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, vitamin K2 và các khoáng chất tốt cho xương.
- Hạn chế hấp thụ các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều gia vị, nước ngọt.
- Nói không với việc sử dụng chất cấm, chất kích thích có hại như bia, rượu, ma túy, thuốc lá…
- Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 – 45 phút vận động thể dục, thể thao.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ, hạn chế thức khuya dậy muộn.
- Bổ sung đều đặn các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao vượt trội.
Sau dậy thì
Có một tin đáng buồn, đó là chiều cao của con người sau độ tuổi dậy thì sẽ tăng trưởng khá chậm và dừng lại hoàn toàn sau độ tuổi 20. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quá trình cốt hoá xương ở các đầu mô sụn tiếp hợp. Đây là vùng sụn chuyên biệt có khả năng kéo dài xương, phát triển chiều cao vượt trội. Cốt hoàn xương khiến cho vùng sụn đã trở thành xương cứng, dẫn đến việc chiều cao chỉ có thể dậm chân tại chỗ.
Có một số trường hợp ghi nhận, sau độ tuổi dậy thì có thể tăng thêm từ 1 – 3cm/năm. Tuy nhiên, sau độ tuổi dậy thì hầu như khả năng tăng chiều cao quay về con số 0 tròn trĩnh. Để không bỏ lỡ giai các giai đoạn tăng trưởng chiều cao, cha mẹ nên nắm bắt độ tuổi phát triển xương khớp. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ tăng chiều cao khoa học và phù hợp với thể trạng của bé.
Xem thêm: Chiều cao chuẩn theo từng độ tuổi
Giai đoạn phát triển chiều cao nào quan trọng nhất?
Có thể thấy qua những phân tích cụ thể ở trên, hai đoạn đoạn cha mẹ cần nắm rõ để không bỏ lỡ cơ hội tăng chiều cao cho trẻ là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này cơ thể đang có những thay đổi về thể chất, khối lượng và chiều dài của xương. Không chỉ có hoạt động trao đổi chất mà sự tăng tiết hormone GH (hormone tăng trưởng ở tuyến yên) cũng hoạt động tối ưu nhất.
Bỏ lỡ cả hai giai đoạn này, cơ thể khó có thể có điều kiện tốt để phát triển và cải thiện chiều cao trong tương lai. Nếu đã qua tuổi dậy thì, muốn tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ chỉ còn cách cho trẻ phẫu thuật kéo chân. Đây là phương pháp tăng chiều cao hiệu quả từ 8 – 12cm, tuy nhiên mang lại khá nhiều nhược điểm như:
- Chi phí phẫu thuật đắt đỏ dao động từ 80 – 150 triệu đồng cho tất cả các chi phí. Chẳng hạn như chi phí phẫu thuật, đi lại, bệnh phí, ăn uống… Ở phẫu thuật kéo chân, cha mẹ sẽ chịu 100% mức phí bởi bảo hiểm sẽ không chi trả cho trường hợp phẫu thuật này.
- Trong và sau quá trình phẫu thuật sẽ gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.
- Mất một khoảng thời gian để phục hồi, đi đứng như bình thường.
- Chịu đựng những cơn đau buốt trong và sau quá trình phẫu thuật, phục hồi, khi thời tiết thay đổi thất thường.
Bổ sung thực phẩm tăng chiều cao giai đoạn nào?
Trong bảng chiều cao trung bình của các nước trên thế giới, có thể thấy chiều cao của các quốc gia châu Âu thường xếp ở những thứ hạng cao. Trái ngược lại, ở các nước Đông Nam Á, Châu Phi chiều cao trung bình của người dân có phần lép vế hơn hẳn.
Bên cạnh về điều kiện sống, ý thức luyện tập vận động, sinh hoạt, các nước sở hữu chiều cao nổi trội trên thế giới còn áp dụng ngay biện pháp dinh dưỡng khoa học, tiên tiến và hiện đại. Đó chính là việc bổ sung đều đặn các dòng thực phẩm chức năng, hỗ trợ nâng tầm cao vóc dáng cho thế hệ tương lai mai sau.
Bổ sung thực phẩm chức năng đã có thể cho trẻ từ 2 tuổi sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên chọn lọc kỹ lưỡng về thương hiệu sản xuất, bảng thành phần, công dụng… Đảm bảo chọn lựa những mặt hàng, sản phẩm đảm bảo chứng nhận sức khoẻ, nói không với việc sử dụng hàng nhái, hàng giả.
Dưới đây, Kết nối yêu thương xin giới thiệu đến cha mẹ một vài dòng thực phẩm chức năng có công dụng phát triển chiều cao cho trẻ:
- Viên nhai NuBest Tall Kids tăng chiều cao cho trẻ nhỏ từ 2 – 9 tuổi. Sản xuất sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP và được FDA Hoa Kỳ kiểm chứng và công nhận. Sản phẩm được sản xuất từ 16 loại vitamin tổng hợp, canxi và khoáng chất. Hỗ trợ cải thiện chiều cao, thể chất, trí não, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall thích hợp sử dụng cho trẻ từ 5 – 20 tuổi. Với bảng thành phần gồm canxi, 7 loại thảo dược tự nhiên, collagen thuỷ phân và khoáng chất. Không chỉ giúp cải thiện chiều cao mà còn hỗ trợ phát triển trí não, cho trẻ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall 10+ được sản xuất bởi công ty NuBest Inc Hoa Kỳ. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, khép kín, được cấp phép lưu hành tại Mỹ và hơn 118 quốc gia trên thế giới. Bảng thành phần các chất dinh dưỡng sẽ bao gồm canxi, collagen thuỷ phân, thảo dược, vitamin D3, vitamin K2.
- Viên uống tăng chiều cao Doctor Plus hỗ trợ trẻ cải thiện chiều cao trên 10 tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các bộ đôi hoàn hảo như canxi và collagen type II, photpho và magie, vitamin D3 và vitamin K2, thảo dược với DHA và 5-HTP. Bổ sung cho trẻ từ 1 – 2 viên mỗi ngày, trong hoặc sau bữa ăn. Để có hiệu quả tốt chất, cha mẹ nhớ nên cho trẻ sử dụng kết hợp với chế độ ăn, thói quen sinh hoạt điều độ và chăm chỉ rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Viên uống tăng chiều cao Grow Power giải pháp cải thiện tầm vóc cho trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 10 – 18 tuổi. Sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao, giúp xương chắc khỏe và được kéo dài an toàn với các thành phần tốt cho xương khớp. Chẳng hạn như canxi, vitamin D3, vitamin B6, magie, photpho, kẽm, natri, DHA…
Tuỳ theo độ tuổi và thể trạng, cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ sử dụng một trong số các loại thực phẩm chức năng được gợi ý ở trên. Lưu ý trong quá trình sử dụng phải ưu tiên các sản phẩm có giấy chứng nhận, tem chống hàng giả, hàng nhái, bao bì nguyên vẹn, không in lỗi. Không dùng khi trẻ mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Đặc biệt, ngừng sử dụng sản phẩm và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.
Sở hữu một chiều cao lý tưởng chính là một trong những bước đệm vững chắc, giúp trẻ đạt được sự thành công trong công việc và cuộc sống. Hy vọng rằng với những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết đã có thể cung cấp cho cha mẹ những thông tin bổ ích, hỗ trợ con yêu cải thiện chiều cao. Cha mẹ đừng quên cập nhật những kiến thức và thông tin nuôi dạy con thơ được cấp nhập mới mỗi ngày trên trang web Kết nối yêu thương nhé!