Bảng tăng cân trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO – Cha mẹ cần biết
Cân nặng và chiều cao trong 3 năm đầu đời có thể phản ánh khả năng tăng trưởng của trẻ cho đến khi trưởng thành. Đó cũng là lý do, các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ cho bé khám sức khỏe định kỳ. Để tiện cho việc theo dõi, cha mẹ có thể tham khảo bảng tăng cân trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO ngay trong bài viết này.
Tại sao cân nặng trẻ sơ sinh lại quan trọng?
Cân nặng của trẻ sơ sinh là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển và tình trạng sức khỏe chung của em bé. Việc theo dõi thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như đánh giá chất lượng dinh dưỡng, phát hiện vấn đề sức khỏe, đánh giá khả năng tăng trưởng.

Đánh giá chất lượng dinh dưỡng
Thông qua cân nặng, cha mẹ có thể biến được chế độ dinh dưỡng của bé có đảm bảo hay không. Trẻ sơ sinh cần nhận đủ lượng dinh dưỡng để phát triển và tăng cân một cách bình thường. Cân nặng thấp hoặc không tăng cân đủ có thể là dấu hiệu của sự suy dinh dưỡng.
Phát hiện các vấn đề sức khỏe
Trẻ sơ sinh bị thừa hoặc thiếu cân có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe. Việc theo dõi cân nặng giúp phát hiện sớm các vấn đề như suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, hay các vấn đề chuyển hóa khác.
Đánh giá khả năng tăng trưởng và phát triển
Cân nặng được sử dụng để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh theo thời gian. Việc theo dõi cân nặng định kỳ có thể giúp phát hiện sự phát triển không bình thường và xác định liệu trẻ có đang phát triển đúng theo tiêu chuẩn hay không.
Đánh giá hiệu quả chăm sóc
Cân nặng cũng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chế độ chăm sóc đối với trẻ sơ sinh. Thông qua mức cân nặng của trẻ, cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn hoặc tiến hành kiểm tra các yếu tố khác như việc cho con bú, cách chăm sóc thường ngày.
Yếu tố ảnh hưởng cân nặng của trẻ sơ sinh?
Tương tự chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là những phân tích chi tiết để cha mẹ hiểu rõ hơn về điều này.
- Di truyền: Con cái có thể thừa hưởng một số đặc điểm từ gen cha mẹ. Trong đó, cân nặng của trẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.
- Tuổi thai: Trẻ sinh non (trước 37 tuần thai kỳ) thường có khả năng tăng cân yếu hơn so với trẻ sinh đúng hạn. Tuổi thai càng nhỏ, trẻ càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và cần chăm sóc đặc biệt để tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

- Vấn đề sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe như bệnh tật, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa hoặc vấn đề chuyển hóa có thể làm giảm tỷ lệ đạt cân nặng tiêu chuẩn của trẻ. Ngoài ra, các vấn đề ở cơ thể mẹ như tiền sản, sinh non hoặc các vấn đề khác cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng. Sự cung cấp đủ chất dinh dưỡng bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân và phát triển chiều cao của trẻ.
- Thói quen cho con bú: Việc cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Khi mẹ cho con bú đúng cách, đảm bảo được lượng sữa cần cung cấp cũng như thường xuyên tiếp xúc da kề da khi cho con bú có thể tạo điều kiện tốt để trẻ tăng cân.
- Môi trường: Các yếu tố như khí hậu, ô nhiễm không khí, tình trạng kinh tế gia đình, điều kiện sống và chăm sóc có thể tác động đến sự phát triển và tăng cân của trẻ.
- Yếu tố văn hóa và xã hội: Trình độ kiến thức của gia đình về chăm sóc trẻ, tầm quan trọng của dinh dưỡng và việc theo dõi cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh.
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Mức tăng trong mỗi tuần có thể là khoảng 113 – 200g. Sau đó, quá trình tăng cân sẽ chậm dần và chỉ đạt khoảng 85 – 140g mỗi tuần trong 12 tháng tiếp theo.
Trong bảng cân nặng của trẻ sơ sinh, các chỉ số SD thể hiện mức độ cận biên và cách biệt so với trung bình. Nếu cân nặng của bé nằm ở mức -1SD, -2SD, -3SD có nghĩa là bé đang nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Điều này cũng áp dụng tương tự cho các chỉ số +1SD, +2SD, +3SD khi nói về việc cân nặng hơn mức chuẩn.
Bảng cân nặng chuẩn của bé trai
Mỗi bé trai khi vừa sinh thường có cân nặng trung bình là 3.3kg. Kết thúc thời gian sơ sinh, bé thường đạt 4.4kg, tức là tăng thêm 1.1kg trong 4 tuần. Một số trẻ có thể không đạt được mức này, nhưng vẫn cần nằm trong mức tối thiểu là 2.9kg hoặc tối đa là 6.4kg. Quan trọng hơn, cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nhằm đảm bảo sự khỏe mạnh của trẻ.

Bảng cân nặng chuẩn của bé gái
Mức cân nặng chuẩn của bé gái sơ sinh thường là 4.1kg. Một số bé có thể đạt mức thấp hơn, tối thiểu là 2.7kg. Trong khi đó, một số bé gái có thể tăng cân nặng hơn với 6.1kg vào tuần thứ 4 sau khi sinh. Việc theo dõi cân nặng của cả bé trai lẫn bé gái trong những năm tháng đầu đời đều rất quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ.

Cách tăng cân cho trẻ sơ sinh tự nhiên an toàn
Ngoại trừ các yếu tố như di truyền, cơ địa thì dinh dưỡng chính là chìa khóa vàng để giúp trẻ sơ sinh tăng cân tự nhiên và hiệu quả cao. Trong đó, ưu tiên cho con bú sữa mẹ và điều chỉnh lượng sữa hợp ý là điều mẹ nên làm.
Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có tỷ lệ đạt chuẩn cân nặng cao hơn so với nhóm còn lại. Điều này là bởi, sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà trẻ cần để phát triển, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Các thành phần này được cung cấp theo tỷ lệ lý tưởng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn có khả năng tự điều chỉnh thành phần dinh dưỡng và lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cân của trẻ.
Sữa mẹ còn chứa các thành phần dễ tiêu hóa và tương thích tốt với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chất kháng sinh tự nhiên như kháng thể, tế bào bạch cầu và enzyme trung gian có trong sữa mẹ còn giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng và bệnh tật giúp trẻ tăng cân và phát triển một cách khỏe mạnh.
Đặc biệt hơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc trẻ bú mẹ với tăng cân. Cụ thể là khi con bú, trẻ và mẹ tạo ra một tương tác gần gũi, mang lại cảm giác an toàn và yên tĩnh. Sự gắn kết này cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và tăng cân một cách nhanh chóng.
Để đảm bảo con yêu nhận đủ lượng sữa mẹ để tăng trưởng tốt hơn, hãy thực hiện các mẹo sau:
- Cho trẻ áp sát ngực mẹ khi bú.
- Tăng tần suất cho con bú (có thể là 2 – 3 giờ mỗi ngày) để cung cấp nhiều calo hơn.
- Nếu không có đủ sữa mẹ, hãy cho trẻ dùng thêm sữa công thức.
- Theo dõi cân nặng của trẻ và ghi chép một cách đều đặn.
Tăng cân trẻ sơ sinh lưu ý phát triển chiều cao?
Cân nặng và chiều cao là các chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi trẻ đạt được sự cân đối giữa cân nặng và chiều cao, cơ hội đạt tầm vóc chuẩn trong từng độ tuổi và khi trưởng thành cũng cao hơn.
Sự phát triển đồng thuận giữa chiều cao và cân nặng của trẻ cũng góp phần đảm bảo sự phát triển và mạnh mẽ của cơ bắp và xương. Việc tăng cân mà không đi kèm với tăng chiều cao có thể gây ra tình trạng thừa cân. Trong khi đó, không tăng cân đủ có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Tăng cân và tăng chiều cao đồng thời cũng cung cấp thông tin về sức khỏe tổng quát của trẻ. Sự phát triển cân nặng và chiều cao đủ mức thể hiện rằng trẻ đang nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và có sự phát triển tổng thể tốt. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ, cần lưu ý đồng thời tăng cân – tăng chiều cao.
Với bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh trong bài viết này, cha mẹ đã thuận tiện hơn khi theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đừng quên một hình thể lý tưởng là sự cân đối giữa cân nặng và chiều cao. Vậy nên cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng những phương pháp khoa học để trẻ tăng trưởng tốt nhé.